HELP 7 Bước trong quy trình nhập khẩu hàng hóa theo quy định

golvnn

Member
7 Bước trong quy trình nhập khẩu hàng hóa theo quy định
1. Các bước trong quy trình nhập khẩu hàng hóa
Quy trình nhập khẩu hàng hóa có thể đơn giản hoặc phức tạp hơn nhiều, phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia hay từng vùng lãnh thổ khác nhau, nhưng nhìn chung, quy trình nhập khẩu thông thường sẽ có những bước chính cụ thể như sau:

1.1. Tìm kiếm nhà cung cấp:
Bước đầu tiên trong quy trình nhập khẩu hàng hóa, bạn cần tìm kiếm nhà cung cấp hàng từ nhiều nguồn đa dạng để chắc chắn rằng mình có được một nguồn hàng ổn định với giá cả hợp lý. Chính vì thế, các việc kiểm tra về mức độ tin cậy của nhà cung cấp để đảm bảo nhà cung cấp có khả năng sản xuất, đóng gói, vận chuyển, cung cấp giấy tờ liên quan đúng thời hạn và theo đúng hợp đồng quy định trước đó là vô cùng cần thiết.

1.2. Xác định mã hóa
Tiếp theo, sau khi xác định được các sản phẩm cần thiết, người nhập khẩu phải thực hiện xác định mã hóa thông qua HS Code. HS Code hiểu đơn giản là một hệ thống mã số phân loại hàng hóa quốc tế được sử dụng nhằm mục đích dễ dàng hơn trong khi xác định loại hàng hóa đang giao dịch và giúp quản lý, điều hành cũng như kiểm soát thuế các loại hàng hóa theo quy định từng quốc gia. Tùy vào các đặc điểm kỹ thuật của hàng hóa (chất liệu, độ dày, kích thước, công nghệ sản xuất, ứng dụng, tính năng, mục đích sử dụng,...) thì từng HS Code sẽ khác nhau, vì thế, việc này cần độ chính xác cao khi thực hiện để tránh nhầm lẫn và vi phạm luật quy định của các quốc gia.

1.3. Kiểm tra các quy định
Trong quy trình nhập khẩu hàng hoá, các quy định nhập khẩu cần được kiểm tra kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tiến trình này được thực hiện đúng quy định, cung cấp đầy đủ các giấy tờ và thủ tục liên quan, cũng như tránh được các rủi ro pháp lý cũng như rủi ro về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Những quy định này sẽ bao gồm:

  • Quy định về giấy tờ xuất nhập khẩu cần thiết, thủ tục hải quan và thuế nhập khẩu của từng quốc gia riêng biệt;
  • Quy định về vận chuyển, bảo hiểm an toàn cho hàng hoá;
  • Quy định về các loại chứng nhận, kiểm định hàng hoá đáp ứng đủ tiêu chuẩn và đủ điều kiện sử dụng;
  • Quy định về luật bảo vệ môi trường, không gây ô nhiễm đến hệ sinh thái và môi trường thiên nhiên của quốc gia liên quan;
1.4. Hợp đồng mua bán
Việc ký kết hợp đồng mua bán trong quá trình nhập khẩu hàng hoá là vô cùng quan trọng, bởi vì đây là bước đầu tiên và cơ bản nhất để các bên giao dịch có thể hình dung rõ quyền và nghĩa vụ của bản thân và đối phương. Ngoài ra, hợp đồng mua bán còn ghi chú rõ ràng, cụ thể về các điều khoản, điều kiện tiêu chuẩn về chất lượng, số lượng, giá cả, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán và những mục khác liên quan đến giao dịch và xảy ra tranh chấp (nếu có).

1.5. Thanh toán
Sau khi ký kết hợp đồng, người nhập khẩu cần thanh toán cho sản phẩm theo thời điểm đã thoả thuận, thông thường sẽ dựa trên các điều kiện trong hợp đồng như thời gian giao hàng, thời gian kiểm tra hàng hoá, yêu cầu về chứng từ hay các điều kiện thanh toán.

1.6. Vận chuyển
Để vận chuyển hàng hoá từ quốc gia xuất khẩu về đến nơi, bên nhập khẩu cần chọn phương thức vận chuyển, để từ đó xác định các điều kiện và cách sắp xếp vận chuyển theo từng loại hình vận chuyển khác nhau

1.7. Hải quan và Thông quan:
  • Hoá đơn xuất khẩu: là tài liệu chứng minh cho việc bán hàng hoá từ nhà xuất khẩu đến nhà nhập khẩu. Trên hoá đơn xuất khẩu sẽ có các thông tin của sản phẩm, giá trị, số lượng, thời gian giao hàng và của một số bên liên quan trong giao dịch.
  • Phiếu đóng gói (Packing list): đây là tài liệu mô tả chi tiết về số lượng, kích thước và trọng lượng của từng kiện hàng hóa cụ thể cũng như nêu rõ các thông tin liên quan đến phương thức đóng gói, vận chuyển.
Xem thêm: Mẫu tờ khai hải quan xuất khẩu mới nhất 2023



2. Quy định liên quan đến thủ tục hải quan nhập khẩu
Sau đây là một số quy định liên quan mà các bên cần theo sát và tuân thủ thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu:

  • Luật Hải quan Việt Nam: Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất quy định về chế độ hải quan, thuế và các khoản phí liên quan đến nhập khẩu hàng hoá, đồng thời, luật Hải quan cũng có những quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của các cơ quan hải quan, đối tượng nộp thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá.
  • Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: Nghị định này ngoài việc nêu rõ các quy định về thủ tục hải quan nhập khẩu, bao gồm quy trình thông quan hàng hoá, kiểm tra hàng hoá, khai báo thuế và các hình thức thanh toán, thì cũng cập nhật chi tiết các quy trình giám sát, quản lý và xử phạt trong quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu.
3. Những điều cần lưu ý khi làm quy trình nhập khẩu
  • Tìm hiểu, nắm rõ và tuân thủ quy định, luật pháp liên quan đến nhập khẩu hàng hoá của quốc gia đích.
  • Lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc hàng không đúng quy định kỹ thuật, an toàn.
  • Thực hiện đầy đủ và chính xác các thủ tục hải quan, bao gồm: khai báo hải quan, thanh toán thuế, kiểm tra hàng hoá, xác nhận thông quan.
  • Đảm bảo tài chính cho việc nhập khẩu, bao gồm: chi phí sản xuất, vận chuyển, các khoản phí liên quan đến hải quan và vận chuyển.
  • Sử dụng phương thức vận chuyển hàng hoá phù hợp với nhu cầu của mình: đường hàng không, đường thuỷ, đường bộ, đường sắt.
  • Đảm bảo an toàn cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, lưu kho bằng cách sử dụng các phương tiện, thiết bị bảo vệ hàng hoá phù hợp.
  • Sử dụng dịch vụ của các chuyên gia và đối tác có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập khẩu để họ có thể giúp đỡ, tư vấn hiệu quả cho quá trình nhập khẩu.
Trên đây là một số thông tin về quy trình nhập khẩu. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích, góp phần giúp quá trình thực hiện các thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hoá của bạn nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, GOL cung cấp dịch vụ:

· Hướng dẫn khai báo hải quan điện tử cho hàng nhập khẩu

· Phần mềm khai báo hải quan điện tử tiện lợi nhanh chóng




Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc được tư vấn rõ hơn về quy trình xuất nhập khẩu cũng như các dịch vụ Logistic khác, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0909898588 để được hỗ trợ!
 
Bên trên