Các kỹ năng cần thiết cho việc thuyết trình

Thuyết trình là cách trình bày cho người khác hiểu, thuyết phục người khác theo mình. Kỹ năng thuyết trình tốt sẽ dễ dàng truyền tải được những ý tưởng, nội dung hay đến người nghe. Và để nâng cao khả năng thuyết trình hiệu quả, bạn cần trang bị một số kỹ năng sau:
1. Sự tự tin
Trong giao tiếp sự tự tin là một yếu tố khá quan trọng. Nó chiếm khoản 60% sự thành công trong cuộc trò chuyện.
Phong thái tự tin sẽ gây ấn tượng rất tốt, thậm chí ngay cả trước khi bạn bắt đầu nói. Nếu bạn tự tin vào những gì mình nói, thính giả cũng sẽ đặt sự tin tưởng vào bạn.
2. Mở rộng vốn từ và cách diễn đạt
Nếu ngôn ngữ của bạn đơn điệu, không phong phú và không có sự linh hoạt. Nội dung có mới lạ đến đâu, có tính đột phá thế nào thì cũng khó lôi cuốn người nghe.
Xem thêm: Thông tin về đơn xin nghỉ việc không lương mà người lao động nên biết
3. Mở đầu bài thuyết trình ấn tượng

Một mở đầu ấn tượng sẽ giúp người nghe gạt bỏ các yếu tố gây nhiễu từ bên ngoài và cuốn vào bài thuyết trình của bạn. Nếu bạn thu hút được khán giả ngay từ đầu, họ sẽ có khả năng dõi theo bạn cho đến hết bài thuyết trình.
4. Trình bày khoa học
Để tạo tính logic bạn nên chia bài thuyết trình thành các phần nhỏ như: đặt vấn đề, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và bài học rút ra.
Tránh khô khan, xáo rỗng, bạn nên đưa ra những dẫn chứng minh họa cho các vấn đề được nói đến. Hoặc đưa ra các số liệu tính toán, thống kê để giải thích.
5. Giọng nói và ngôn ngữ cơ thể biểu cảm linh hoạt
Nếu bạn chỉ chú tâm tập trung vào nội dung và mục tiêu bài thuyết trình thì chưa đủ. Bởi để có một kỹ năng thuyết trình hoàn hảo thì chắc chắn bạn cũng cần có sự kết hợp: kỹ năng diễn xuất, giọng điệu truyền cảm và ngôn ngữ cơ thể.
6. Tương tác với khán giả
Trong lúc thuyết trình nếu bạn tương tác nhiều với khán giả thì độ phụ thuộc vào giấy sẽ giảm đi và bạn sẽ không bị bí từ khi nói.
Hãy đặt thật nhiều câu hỏi, thật nhiều tình huống để khán giả trình bày quan điểm của họ về vấn đề đó. Sau cùng, bạn hãy chốt lại một cách ấn tượng để họ nhớ về vấn đề này thật lâu.
7. Kết thúc ấn tượng
Đừng để buổi thuyết trình của bạn giảm nhiệt dần hoặc kết thúc khi khán giả đang tỏ ra buồn chán. Hãy lựa chọn thời gian phù hợp để kết thúc. Hãy khiến khán giả có đôi chút tiếc nuối khi bài thuyết trình của bạn dừng lại.
Xem thêm: top những mẫu tuyển dụng độc đáo năm 2021
8. Sử dụng tư duy tích cực

Bạn thường xuyên suy nghĩ tích cực sẽ tạo cho bạn những trạng thái tích cực, lạc quan. Giúp bạn vượt qua nhiều rào cản về tâm lý khi nói trước đám đông.
 
Bên trên