TQ Mức biến thiên của giá trị độ tin cậy trong phân tích Cronbach Alpha SPSS

phamlocblog

New member
Trước tiên, chúng ta cần hiểu được khái niệm tính nhất quán nội bộ của một yếu tố. Tính nhất quán nội bộ nghĩa là các biến quan sát trong một thang đo phải có sự tương quan chặt chẽ nhau, cùng giải thích cho một khái niệm. Và Cronbach Alpha là một chỉ số đo lường tính nhất quán nội bộ này. Như vậy, nếu một thang đo mà các biến quan sát có sự tương quan càng chặt chẽ, thang đo đó càng có tính nhất quán cao, hệ số Cronbach Alpha sẽ càng cao.
Hệ số Cronbach Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1]. Mức 0 nghĩa là các biến quan sát trong nhóm gần như không có một sự tương quan nào, mức 1 nghĩa là các biến quan sát tương quan hoàn hảo với nhau, hai mức 0 và 1 hiếm khi xảy ra trong phân tích dữ liệu. Một số trường hợp xuất hiện hệ số Cronbach’s Alpha âm vượt ngoài đoạn giới hạn [0,1], lúc này thang đo hoàn toàn không có độ tin cậy, không có tính đơn hướng, các biến quan sát trong thang đo đối lập, ngược chiều nhau.
Có 2 tiêu chuẩn cần xem xét khi kiem dinh Cronbach Alpha tren SPSS:
• Tiêu chuẩn 1: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo từ 0.7 trở lên, riêng với các nghiên cứu khám phá sơ bộ hệ số này từ 0.6 trở lên.
• Tiêu chuẩn 2: Giá trị Corrected Item – Total Correlation của các biến quan sát từ 0.3 trở lên.
Khi loại biến quan sát cần lưu ý loại lần lượt từng biến, bắt đầu từ biến quan sát có Corrected Item – Total Correlation thấp nhất. Sau khi loại một biến quan sát, thực hiện kiem dinh Cronbach Alpha lại để đánh giá độ tin cậy thang đo mới, nếu thang đo đã tốt rồi thì dừng việc loại biến.
Nếu bạn đã phân tích Cronbach Alpha nhưng hệ số lại nhỏ hơn 0.6. Quá nhiều biến trong thang đo bị loại bỏ, thang đo không đảm bảo độ hội tụ hoặc hệ số Cronbach Alpha âm. Hãy liên hệ dịch vụ SPSS của Phạm Lộc Blog để có thể có được một kết quả xử lý tốt. Dịch vụ SPSS Phạm Lộc Blog sẽ hỗ trợ bạn giải quyết mọi vấn đề liên quan đến việc phan tich Cronbach Alpha tren SPSS.
 
Bên trên