Kienyei
Member
Ngày 8-7, Bộ Nội vụ Pháp công bố kết quả vòng 2 cuộc bầu cử quốc hội với chiến thắng bất ngờ của liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân mới (NFP).
Kết quả vòng 2 được đánh giá là bất ngờ và kịch tính, khi vòng 1 chứng kiến sự thắng thế áp đảo của đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (RN) và các cuộc thăm dò trước bầu cử cũng nhận định RN sẽ giành chiến thắng chung cuộc.
Cuộc bầu cử kịch tính và kết quả chung cuộc với chiến thắng thuộc về liên minh cánh tả NFP đưa chính trường Pháp bước vào giai đoạn khó đoán định khi không đảng nào chiếm đa số tuyệt đối.
Kịch tính kỳ bầu cử quốc hội bất thường của Pháp
Ngày 9-6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố giải tán quốc hội và kêu gọi bầu cử sớm đến ba năm, sau thất bại của đảng Phục Hưng của ông trước đảng RN tại cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu.
Bầu cử quốc hội Pháp gồm hai vòng, diễn ra vào các ngày 30-6 và 7-7, nhằm chọn ra 577 thành viên quốc hội từ 4.011 ứng viên. Ở vòng 1, ứng viên nhận được đa số phiếu bầu và có được sự ủng hộ của tối thiểu 25% cử tri tại khu vực bầu cử sẽ giành chiến thắng. Nếu không có ứng viên đạt ngưỡng 25%, những ứng cử viên nhận được sự ủng hộ của tối thiểu 12,5% số cử tri khu vực bầu cử sẽ bước vào vòng bỏ phiếu thứ hai.
Kết thúc vòng bầu cử thứ nhất, đảng RN đứng đầu với 33% phiếu bầu, về nhì là liên minh NFP với 28% và liên minh của Tổng thống Macron xếp cuối với chỉ 20% số phiếu. Sau khi có kết quả vòng một, liên minh trung dung của ông Macron và liên minh cánh tả đã tập hợp lại nhằm ngăn phe cực hữu giành được thế đa số tuyệt đối tại quốc hội.
Chiến thuật của hai bên là rút bớt ứng viên của đảng mình tại các khu vực bầu cử để ủng hộ bên còn lại nhằm ngăn tình trạng chia rẽ phiếu bầu. Theo báo Le Monde, trong vòng chưa đầy 48 giờ sau khi có kết quả vòng 1, đã có 224 ứng viên, trong đó chủ yếu là của NFP và liên minh trung dung của ông Macron, tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua vòng hai.
Chiến thuật trên đã đem lại hiệu quả. Vòng bỏ phiếu thứ hai kết thúc với kết quả chung cuộc là liên minh NFP giành được 182 ghế, kế đến là liên minh trung dung của Tổng thống Macron với 163 ghế và đứng thứ ba là đảng cực hữu RN với 143 ghế.
Ngay sau khi có kết quả bầu cử sơ bộ, Chủ tịch đảng RN - ông Jordan Bardella chỉ trích chiến thuật bầu cử từ các đảng đã “tước đi cơ hội” chứng kiến hàng triệu người dân Pháp được lên nắm quyền.
“Những sự dàn xếp bỏ phiếu do một tổng thống bị cô lập ở điện Elysee và một phe cánh tả hung hăng dàn dựng sẽ chẳng dẫn đến đâu cả. Giữa cuộc khủng hoảng sức mua, khi tình hình bất ổn và hỗn loạn đang ảnh hưởng nặng nề đến đất nước, Pháp đã mất đi đa số, mất đi một chính phủ để hành động, và do đó mất đi một lộ trình rõ ràng để xoay chuyển tình thế của nước Pháp” - ông Bardella nói.
Tiến trình thành lập chính phủ ra sao?
ĐỌC TIẾP
Nguồn tin: Báo Pháp luật TP.HCM
Kết quả vòng 2 được đánh giá là bất ngờ và kịch tính, khi vòng 1 chứng kiến sự thắng thế áp đảo của đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (RN) và các cuộc thăm dò trước bầu cử cũng nhận định RN sẽ giành chiến thắng chung cuộc.
Cuộc bầu cử kịch tính và kết quả chung cuộc với chiến thắng thuộc về liên minh cánh tả NFP đưa chính trường Pháp bước vào giai đoạn khó đoán định khi không đảng nào chiếm đa số tuyệt đối.
Kịch tính kỳ bầu cử quốc hội bất thường của Pháp
Ngày 9-6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố giải tán quốc hội và kêu gọi bầu cử sớm đến ba năm, sau thất bại của đảng Phục Hưng của ông trước đảng RN tại cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu.
Bầu cử quốc hội Pháp gồm hai vòng, diễn ra vào các ngày 30-6 và 7-7, nhằm chọn ra 577 thành viên quốc hội từ 4.011 ứng viên. Ở vòng 1, ứng viên nhận được đa số phiếu bầu và có được sự ủng hộ của tối thiểu 25% cử tri tại khu vực bầu cử sẽ giành chiến thắng. Nếu không có ứng viên đạt ngưỡng 25%, những ứng cử viên nhận được sự ủng hộ của tối thiểu 12,5% số cử tri khu vực bầu cử sẽ bước vào vòng bỏ phiếu thứ hai.
Kết thúc vòng bầu cử thứ nhất, đảng RN đứng đầu với 33% phiếu bầu, về nhì là liên minh NFP với 28% và liên minh của Tổng thống Macron xếp cuối với chỉ 20% số phiếu. Sau khi có kết quả vòng một, liên minh trung dung của ông Macron và liên minh cánh tả đã tập hợp lại nhằm ngăn phe cực hữu giành được thế đa số tuyệt đối tại quốc hội.
Chiến thuật của hai bên là rút bớt ứng viên của đảng mình tại các khu vực bầu cử để ủng hộ bên còn lại nhằm ngăn tình trạng chia rẽ phiếu bầu. Theo báo Le Monde, trong vòng chưa đầy 48 giờ sau khi có kết quả vòng 1, đã có 224 ứng viên, trong đó chủ yếu là của NFP và liên minh trung dung của ông Macron, tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua vòng hai.
Chiến thuật trên đã đem lại hiệu quả. Vòng bỏ phiếu thứ hai kết thúc với kết quả chung cuộc là liên minh NFP giành được 182 ghế, kế đến là liên minh trung dung của Tổng thống Macron với 163 ghế và đứng thứ ba là đảng cực hữu RN với 143 ghế.
Ngay sau khi có kết quả bầu cử sơ bộ, Chủ tịch đảng RN - ông Jordan Bardella chỉ trích chiến thuật bầu cử từ các đảng đã “tước đi cơ hội” chứng kiến hàng triệu người dân Pháp được lên nắm quyền.
“Những sự dàn xếp bỏ phiếu do một tổng thống bị cô lập ở điện Elysee và một phe cánh tả hung hăng dàn dựng sẽ chẳng dẫn đến đâu cả. Giữa cuộc khủng hoảng sức mua, khi tình hình bất ổn và hỗn loạn đang ảnh hưởng nặng nề đến đất nước, Pháp đã mất đi đa số, mất đi một chính phủ để hành động, và do đó mất đi một lộ trình rõ ràng để xoay chuyển tình thế của nước Pháp” - ông Bardella nói.
Tiến trình thành lập chính phủ ra sao?
ĐỌC TIẾP
Nguồn tin: Báo Pháp luật TP.HCM