HCM Vải may quần kaki - Ứng dụng của chất kaki trong thời trang

Thomas Nguyen

New member
Vải may quần kaki là chất liệu vải phổ biến trên thị trường nhờ những đặc tính vượt trội. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ đặc điểm, loại vải kaki phổ biến cũng như ứng dụng của chúng trong thời trang. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc trên, hãy cùng theo dõi nhé!

I. Chất kaki là gì? Nguồn gốc và đặc điểm của loại vải này
1. Sơ lược về chất vải kaki
Chất kaki hay còn được gọi là Khaki, là loại vải may được dệt từ 100% sợi cotton hoặc sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp. Vải có đặc điểm là khá dày dặn, bền, thoáng mát, hạn chế bị nhăn nên được ưa chuộng trong thời trang may mặc. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng vải ngày càng nhiều, các nhà sản xuất vải đã có những cải tiến cho chất kaki. Người ta thêm một số sợi khác khi dệt, làm tăng tính ưu việt của vải.
50255


2. Nguồn gốc ra đời của vải
Xuất phát từ khoảng giữa thế kỷ 19 tại Ấn Độ, vải kaki đã trải qua quá trình phát triển và trở thành một chất liệu quan trọng trong may mặc hiện nay. Ban đầu, với lý do quân phục truyền thống không phù hợp với thời tiết nóng bức. Sĩ quan chỉ huy Harry Bernett Lumsden đã đưa ra ý tưởng cho trang phục mới được dệt từ vải mỏng nhẹ và thoáng mát. Đồng thời, gam màu nâu của vải kaki phù hợp để ngụy trang trong môi trường chiến đấu.

Sau Thế chiến thứ 2, vải kaki đã trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi hơn. Chất liệu kaki không chỉ đáp ứng được nhu cầu về thoải mái mà còn mang đến phong cách thời trang. Hiện nay, vải kaki được sử dụng thường xuyên hơn, để may nhiều loại trang phục, phù hợp với đa dạng độ tuổi và giới tính.

II. Các loại vải kaki và tính chất từng loại kaki
Như đã chia sẻ ở trên, các nhà sản xuất vải không ngừng cải tiến để tạo ra đa dạng vải với thành phần, đặc tính riêng phù hợp với nhu cầu khách hàng. Trong bài viết này, Thomas Nguyen sẽ phân loại vải kaki theo 2 yếu tố chính là theo độ co giãn và theo tính chất sợi:
50256


1. Dựa vào độ co giãn
Theo độ co giãn, vải kaki được chia thành hai loại: kaki thun và kaki không thun.
  • Vải kaki thun: Vải được bổ sung thêm sợi spandex để tăng độ co giãn, đàn hồi. Mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc. Đây cũng là chất vải được dùng để may đo quần áo thường ngày, trang phục công sở hay đồng phục.
  • Vải kaki không thun: Vải kaki không thun có độ cứng, độ bền cao do được pha thêm chất liệu vải bố. Chính vì vậy, vải được dùng để may quần tây nam hoặc quần ống đứng, quần giữ dáng tốt hơn.
2. Dựa theo thành phần sợi
Theo thành phần sợi, có thể chia thành: Kaki cotton và Kaki polyester:
  • Kaki Cotton: Là loại vải được dệt từ 100% sợi bông tự nhiên, mang đến sự thông thoáng, dễ chịu. Cũng chính vì vậy, chất vải có giá thành cao hơn so với những loại vải kaki khác.
  • Kaki Polyester: Cái tên đã giới thiệu đến bạn chất liệu của loại vải này. Mang đặc tính của Polyester nên vải bền và chống thấm nước khá tốt. Tuy nhiên, điều này mang đến nhược điểm thấm hút mồ hôi kém và lâu khô khi giặt.
III. Ứng dụng của vải may quần kaki
Kaki đa dạng mẫu mã về độ dày, bền đẹp nên phù hợp để may nhiều loại quần áo. Vải được ứng dụng rộng rãi trong trang phục thường ngày, trang phục công sở, đồng phục bảo hộ lao động.

Cùng là vải may cho trang phục công sở, tuy nhiên, khi so sánh với quần tây thông thường, quần kaki mang nhiều ưu điểm nổi bật, có thể kể đến như:

  • Độ thoải mái: So với quần tây thông thường, quần kaki mang đến sự thoải mái đáng kể. Với ưu điểm thoáng mát và đứng form, quần kaki cho phép bạn di chuyển dễ dàng và cảm thấy thoải mái suốt ngày dài.
  • Hạn chế bị nhăn, dễ dàng chăm sóc: Vải kaki mang ưu điểm hạn chế bị nhăn và dễ dàng vệ sinh, giặt giũ. Còn quần tây thông thường, bạn cần tỉ mỉ trong quá trình giặt đồ và hạn chế giặt nhiều, bởi quần sẽ nhanh nhão và phai màu.
Sử dụng linh hoạt: Quần kaki được sử dụng trong nhiều trường hợp, từ môi trường công sở, gặp gỡ hẹn hò hay trong phong cách thường ngày. Mang đến vẻ thanh lịch, lịch sự mà vẫn thoải mái, tự tin.
 
Bên trên