HCM Các quy định pháp luật về tội tham ô trong luật hình sự

tiasanglaw

New member
1. Tham ô là gì?
Tham ô là hành vi chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, hoặc công dân của người có chức vụ, quyền hạn thành tài sản riêng của mình.
Tham ô trong luật hình sự là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình quản lí thành tài sản riêng. Chủ thể của hành vi tham ô tài sản thường là những người có trách nhiệm quản lí tài sản. Họ phải là người có chức vụ hoặc được giao quản lí một khối tài sản nhất định. Do đặc thù vị trí công việc, nên họ đã dễ dàng biến tài sản của người khác (cơ quan, tổ chức hoặc của công dân) do mình quản lí (có thể quản lí trực tiếp hoặc gián tiếp) thành tài sản riêng của mình. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí cấu thành tội phạm tham ô khi có một trong các dấu hiệu:
1) Giá trị tài sản bị chiếm đoạt trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
3) Đã bị xử lí kỉ luật về hành vi này mà còn vi phạm: là trường hợp người phạm tội trước đó đã tham ô tài sản có giá trị dưới hai triệu đồng và đã bị xử lí bằng một trong các hình thức kỉ luật theo đúng quy định của người, cơ quan có thẩm quyền, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị kỉ luật, nay lại có hành vi tham ô tài sản có giá trị dưới hai triệu đồng;
4) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật hình sự năm 2015, chưa được xoá án tích mà còn vì phạm: là trường hợp người phạm tội tham ô tài sản trước khi thực hiện tội phạm này họ đã phạm một trong các tội được quy định tại các điều từ Điều 354 đến Điều 359 Bộ luật hình sự, họ đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà tiếp tục tham ô tài sản có giá trị dưới hai triệu đồng.
tham_o_trong_luat_hinh_su

2. Phân tích cấu thành tội phạm tham ô trong luật hình sự
2.1. Về chủ thể
Chủ thể của Tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước, từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 12, Điều 21 BLHS năm 2015). Đối với Tội tham ô tài sản các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm là các dấu hiệu quan trọng nhất để xác định hành vi phạm tội. Sự khác nhau giữa Tội tham ô tài sản với các tội phạm khác có tính chất chiếm đoạt cũng chính là sự khác nhau về các dấu hiệu chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của Tội tham ô tài sản phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: Độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các điều 12, 21 BLHS năm 2015.
2.2. Về hành vi
Có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Đối tượng chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, của các tổ chức chính trị – xã hội và tổ chức kinh tế của Nhà nước. luật sư bào chữa giỏi
Hành vi phạm tội tham ô trước hết phải là hành vi chiếm đoạt. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt là những tài sản mà người phạm tội được giao quản lí. Người phạm tội đã lợi dụng trách nhiệm quản lí tài sản được giao, chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lí. Thủ đoạn lợi dụng trách nhiệm quản lí tài sản này có thể khác nhau nhưng thực chất đều là sử dụng chức vụ quyền hạn được giao như điều kiện, phương tiện để có thể dễ dàng biến tài sản được giao thành tài sản của mình.
– Hành vi khách quan: hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn.
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí cấu thành tội tham ô khi có một trong những dấu hiệu sau:
+ Giá trị tài sản chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên;
+ Đã bị xử lí kỉ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật hình sự năm 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
2.3. Về Khách thể của tội phạm
Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế của nhà nước và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cơ quan tổ chức nêu trên.
2.4. Về mặt chủ quan
Tội tham ô tài sản cũng là tội phạm có tính chất chiếm đoạt nên cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt khác, người phạm tội thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp, tức là, “người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra” (khoản 1 Điều 10 BLHS năm 2015); không có trường hợp tham ô tài sản nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội này bao giờ cũng mong muốn chiếm đoạt được tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.
11. Thông tin liên hệ
Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG
Địa chỉ:
Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM
Phone: 0989.072.079 | 0906.219.287
Email: tiasanglaw@gmail.com
 
Bên trên