HCM Bí quyết tăng chiều cao cho trẻ bạn đã biết chưa?

suahiup

Member
Trong quá trình nuôi dưỡng sự phát triển của con, ba mẹ luôn mong muốn tìm ra những phương pháp và bí quyết hiệu quả để giúp trẻ tăng chiều cao. Chiều cao tốt không chỉ đóng góp vào sức khỏe mà còn xây dựng một nền tảng vững chắc cho tương lai. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách tăng chiều cao hiệu quả nhất cho trẻ em. HIUP sẽ giới thiệu phương pháp, bí quyết và 5 cách mà ba mẹ nên biết để giúp con phát triển chiều cao toàn diện và tối ưu.

Nội dung bài viết
1. Chiều cao trung bình của người Việt 2023
Trong vòng 10 năm từ 2010 đến 2020, đã có sự tăng trưởng về chiều cao trung bình của nam và nữ thanh niên ở Việt Nam. Nam thanh niên đã tăng thêm 3,7cm trong khi nữ đã tăng thêm 2,6cm. Dựa theo báo cáo của cục Tổng điều tra dinh dưỡng vào năm 2019-2020, chiều cao trung bình của nam giới là 168,1cm trong khi ở nữ giới là 156.2cm. Tuy những con số này không quá nổi bật so với các nước trong khu vực nhưng đây là dấu hiệu cho thấy chiều cao trung bình của người Việt đang có sự tiến triển tích cực.

Có nhiều cách để ba mẹ có thể giúp trẻ tăng chiều cao một cách hiệu quả, trong đó quan trọng nhất vẫn là chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của trẻ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, ba mẹ hãy đọc tiếp bài viết của HIUP.

2. Chiều cao của trẻ phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Trước tìm hiểu những cách tăng chiều cao cho trẻ, ba mẹ nên nắm những thông tin sau về các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Dưới đây là các yếu tố quyết định chiều cao tương lai của trẻ.

bo-sung-canxi-cho-tre


Chiều cao của trẻ phụ thuộc vào các yếu tố nào


Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền quyết định đến 23% chiều cao của trẻ. Nếu trẻ có ba mẹ hoặc ông bà có chiều cao tốt, khả năng cao là con trẻ sẽ có chiều cao vượt trội và ngược lại. Để dự đoán chiều cao tương lai của trẻ, ba mẹ có thể áp dụng công thức tính chiều cao sau đây:

Chế độ dinh dưỡng: Đây là yếu tố có tác động lớn nhất đến chiều cao tương lai của trẻ, quyết định đến 32% chiều cao của trẻ sau này. Trong các giai đoạn phát triển như tuổi dậy thì và giai đoạn đầu đời, trẻ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như canxi, photpho, kẽm, sắt, vitamin D, vitamin K,... để phát triển tối đa về chiều cao.

Hoạt động thể thao: Việc tham gia hoạt động thể thao đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ. Khi tập luyện thể thao, cơ thể sẽ tiết ra hormone tăng trưởng (GH), giúp trẻ tăng chiều cao nhanh chóng. Ngoài ra, việc tập luyện thể thao còn giúp trẻ phát triển cơ bắp và hệ xương vững chắc, đồng thời góp phần xây dựng vóc dáng của trẻ. Ba mẹ nên khuyến khích con trẻ tập luyện thể thao từ 30-60 phút mỗi ngày để đạt hiệu quả tối đa trong việc phát triển chiều cao.

Môi trường sống: Ngoài các yếu tố trên, môi trường sống cũng ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Môi trường sống ô nhiễm và thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có thể khiến trẻ dễ mắc bệnh và gây trở ngại cho sự phát triển chiều cao. Vì vậy, ba mẹ nên đảm bảo môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoải mái để trẻ có thể phát triển tự do.

3. Tìm hiểu về các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ
Đối với trẻ, có 3 giai đoạn “VÀNG” đánh dấu sự phát triển về chiều cao mà ba mẹ cần lưu ý để bổ sung dinh dưỡng giúp bé tăng chiều cao:

cach-tang-chieu-cao-cho-tre


Quá trình phát triển chiều cao của trẻ

3.1 Thời kỳ bào thai
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giai đoạn trước tuần thứ 15 của thai kỳ là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Trong giai đoạn này, hệ thống xương của trẻ phát triển nhanh chóng. Các khớp tay và chân bắt đầu cử động từ tháng thứ 5 đến 6, và các cơ quanh xương phát triển từ tháng thứ 7 đến 8. Những giai đoạn này tạo cơ hội cho trẻ phát triển chiều cao vượt trội trong tương lai.

3.2 Giai đoạn từ 0 – 2 tuổi
Trong 1.000 ngày đầu đời (từ khi trẻ là bào thai cho đến 24 tháng tuổi) là giai đoạn quan trọng để phát triển chiều cao và thể chất vượt trội. Trẻ nhỏ dưới 12 tháng có tốc độ phát triển nhanh nhất so với các giai đoạn khác. Trong giai đoạn này, trẻ có thể tăng cân nặng lên gấp 3 lần so với cân nặng lúc mới sinh và chiều dài nằm ngang (chiều cao của trẻ) tăng gấp rưỡi vào cuối năm thứ nhất.

Bí quyết để tăng chiều cao cho trẻ trong giai đoạn này là chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ. Khi được chăm sóc đúng cách, trẻ có thể tăng chiều cao lên đến 25cm trong năm đầu tiên và 10cm trong năm thứ hai. Trong 2 năm đầu đời, trẻ có thể phát triển chiều cao lên đến 35cm, một con số rất ấn tượng và khó thấy trong các giai đoạn sau này. Sau giai đoạn này, trẻ thường chỉ tăng trung bình khoảng 5cm mỗi năm trong các năm từ 2 tuổi đến 10 tuổi.

3.3 Giai đoạn dậy thì
Giai đoạn dậy thì được coi là cơ hội "cuối cùng" để trẻ tăng tốc phát triển chiều cao tối đa. Dinh dưỡng và vận động đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển chiều cao tiềm năng ở tuổi này. Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì (10-16 tuổi đối với nữ và 12-18 tuổi đối với nam), chiều cao của bé gái tăng khoảng 6-10cm mỗi năm, đạt đỉnh ở mức 10-12cm, trong khi đối với bé trai là 7-12cm, đạt đỉnh ở mức 12-15cm. Sau giai đoạn này, tốc độ tăng chiều cao chậm lại đáng kể, chỉ khoảng 2-3cm mỗi năm.

Vì vậy, ba mẹ không nên chỉ tập trung vào việc chăm sóc chiều cao khi trẻ đã bước vào giai đoạn dậy thì, vì điều đó đã quá muộn. Thay vào đó, cần tập trung chăm sóc trẻ xuyên suốt các độ tuổi trước đó và trong suốt quá trình dậy thì, bởi đó là cách tốt nhất để tăng chiều cao cho trẻ.

3.4 Giai đoạn nào trẻ tăng trưởng tốt nhất
Có thể thấy hai giai đoạn trẻ có tốc độ tăng trưởng tốt nhât là giai đoạn 0-2 tuổi và giai đoạn dậy thì, ba mẹ nên tập trung bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và khuyến khích bé vận động, lẫn đảm bảo lối sống lành mạnh để phát triển chiều cao trong giai đoạn này. Đây cũng chính là phương pháp tăng chiều cao mà không phải ba mẹ nào cũng biết.

Đọc toàn bộ bài viết: 5 bí quyết tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ
 
Bên trên