Các đơn vị đo lường

donghonuoc

New member
Đơn vị là một đại lượng đo lường được sử dụng trong toán học, vật lý, hóa học và cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là những thông tin cơ bản về các đơn vị đo lường được tổng hợp lại.
Đơn vị đo độ dài
Đơn vị là đại lượng sử dụng để đo, tính toán trong nhiều lĩnh vực khác nhau như toán, vật lí, hóa và các lĩnh vực trong đời sống.
Độ dài: Đây là khoảng cách giữa hai điểm, được tính từ điểm này sang điểm khác.
Đơn vị đo độ dài: Đây là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa 2 điểm, thông qua đó có thể so sánh độ lớn giữa các độ dài khác nhau.
  • Đơn vị đo độ dài lớn nhất là Ki-lô-mét (km).
  • Đơn vị đo liền sau Ki-lô-mét (km) là Héc-tô-mét (hm).
  • Đơn vị đo liền sau Héc-tô-mét (hm) là Đề-ca-mét (dam).
  • Đơn vị đo liền sau Đề-ca-mét (dam) là Mét (m).
  • Đơn vị đo liền sau Mét (m) là Đề-xi-mét (dm).
  • Đơn vị đo liền sau Đề-xi-mét (dm) là xen-ti-mét (cm).
  • Đơn vị đo liền sau Xen-ti-mét (cm) là Mi-li-mét (mm).
34503

Đơn vị đo khối lượng
Đây là đơn vị dùng để cân một sự vật cụ thể. Để đo khối lượng của một đồ vật, người ta thường sử dụng cân. Đối với độ lớn của khối lượng thì thường sử dụng các đơn vị đo khối lượng tương ứng để miêu tả độ nặng của vật đó như g, dag, hg, kg, yến, tạ, tấn.
  • Tấn: cách gọi là tấn
  • Tạ:cách gọi là tạ
  • Yến: cách gọi là yến
  • Kg: cách gọi là ki lô gam
  • Hg: cách gọi là héc tô gam
  • Dag: cách gọi là đề ca gam
  • g: cách gọi là gam
34505

Đơn vị đo nhiệt độ
Nhiệt độ là một tính chất vật lý của vật chất, có thể hiểu nôm na là thang đo độ “nóng” và “lạnh”.
Nhiệt độ thường được đo bằng cách sử dụng nhiệt kế. Nhiệt kế được hiệu chuẩn trong các thang đo nhiệt độ khác nhau mà trước đây đã dùng các điểm chuẩn và chất đo nhiệt khác nhau để định nghĩa. Thang đo nhiệt độ được sử dụng phổ biến nhất là thang đo Celsius (trước đây gọi là C và có ký hiệu là °C), thang đo Fahrenheit (ký hiệu là °F) và thang đo Kelvin (ký hiệu là K). Thang đo Kelvin chủ yếu sử dụng cho nhiều mục đích khoa học của công ước của Hệ đơn vị quốc tế (SI).
34506

Đơn vị đo diện tích
Diện tích của một hình có thể đo bằng cách so sánh hình với các hình vuông có kích thước cố định (theo tiêu chuẩn của hệ thống đơn vị quốc tế SI, hình vuông có độ dài cạnh bằng 1 đơn vị).
Để tìm diện tích của hình, hãy phân chia hình đó thành các hình vuông với các cạnh có số đo cố định. Thông thường, điện tích của hình sẽ bằng tổng diện tích của các hình vuông.
Các đơn vị tính: km², hm², dam², m², dm², cm², mm²
  • 1 cm2 = 100 mm2
  • 1 dm2 = 100 cm2
  • 1 m2 = 100 dm2
  • 1 dam2 = 100m2
  • 1 hm2 = 100 dam2
  • 1 km2 = 100 hm2
34507

Đơn vị đo thể tích
Thể tích còn được gọi là dung tích, đây là đơn vị đo khối lượng chất lỏng và lượng không gian mà vật đó chứa đựng. Thể tích có đơn vị tính là m3 (mét khối) và đại lượng thường sử dụng nhất trong thực tế là lít.
Trong vật lý, thể tích có thể tính dựa trên công thức V = m : D
Trong đó
  • V: Thể tích vật cần tính
  • m: Khối lượng của vật
  • D: Khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật
Công thức này rất tiện lợi để tính toán thể tích những vật nguyên chất bởi D là một hằng số.
Đơn vị tính: m³, dm³, cm³

  • 1m³ = 1000dm³
  • 1dm³ = 1000cm³ = 1 / 1000m³
  • 1 cm³ = 1 / 1000dm³
Trong đó, m³= 1000 lít
34508

Đơn vị đo áp suất
Tên gọi tiếng anh là Pressure, được viết tắt bởi ký hiệu là p hoặc P, đây là một đại lượng trong vật lý.
Áp suất là độ lớn của áp lực ép trên một điện tích nhất định. Với áp lực, lực ép có phương vuông góc với bề mặt bị ép. Có thể hiểu đơn giản thì áp suất được sinh ra khi có lực nào đó tác động theo chiều vuông góc lên bề mặt.
34509

Đơn vị đo thời gian
Thời gian là một khái niệm diễn tả trình tự xảy ra các sự kiện, biến cố và khoảng kéo dài của chúng. Thời gian xác định bằng số lượng các chuyển động của đối tượng có tính lặp lại và có một thời điểm mốc gắn với một sự kiện nào đó.
Thời gian là thuộc tính của vận động và phải gắn với vật chất, vật thể. Giả sử rằng, tất cả các vật trong vũ trị đứng im thì khái niệm thời gian cũng trở nên vô nghĩa. Các sự vật luôn vận động song hành cùng nhau, có những chuyển động được lặp lại nhưng cũng có những chuyển động rất khó xác định.
Thời gian chỉ có một chiều duy nhất là quá khứ đến hiện tại và tương lai. Thời gian là một đại lượng mang tính vĩ mô, luôn luôn gắn với mọi vật không trừ một vật nào.
Đơn vị tính: Giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ, thiên niên kỷ
  • 1 Phút = 60 giây
  • 1 giờ = 60 phút
  • 1 ngày = 24 giờ
  • 1 tuần = 7 ngày
  • 1 tháng = 4 tuần = 30 ngày
  • 1 năm = 12 tháng = 365 ngày
  • 1 thập kỷ = 10 năm
  • 1 thế kỷ = 100 năm
  • 1 thiên niên kỷ = 1000 năm
Với những thông tin trên đây, chúng tôi hy vọng rằng sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm những kiến thức bổ ích. Nếu có bất cứ thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ trực tiếp với Tuấn Hưng Phát hoặc để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
 
Bên trên