HELP Hé lộ lý do nghỉ việc "thật" của nhân viên bạn cần lưu ý

Vietnamworks

New member
Hé lộ lý do nghỉ việc "thật" của nhân viên bạn cần lưu ý
Trên thực tế, khi một nhân viên xin nghỉ sẽ đưa ra một loạt lý do mang tính ôn hòa chứ không bao giờ nói ra lý do thật sự. Là một nhà quản lý, bạn cần phải biết lý do thật sự để giữ chân nhân viên tài năng của mình, tránh đánh mất nhân tài của doanh nghiệp. Đọc ngay bài viết của VietnamWorks để biết rõ hơn những lý do nghỉ việc thật sự của nhân viên để biết và lưu ý nhé!
Những lý do xin nghỉ việc của nhân viên, người sếp cần biết
- Mối quan hệ với cấp trên không tốt
Khi mâu thuẫn của nhân viên với cấp trên lên đến đỉnh điểm, không thể tìm tiếng nói chung với cấp trên được nữa, đặc biệt phá hỏng niềm đam mê, sự tự tin và cam kết lâu dài ở nhân viên. Lúc này họ sẽ tìm đến sự giải thoát, đó là “nhảy việc”.
- Không được tự quyết hay tìm thấy cơ hội thăng tiến

Ai trong mỗi chúng ta đều có “cái tôi”, đặc biệt là trong công việc. Nếu nhân viên không được làm chủ công việc của mình, cấp trên nắm quyền quá nhiều sẽ khiến họ cảm thấy mình như “người thừa”. Khi cảm thấy bản thân không còn giúp ích hay được tôn trọng, họ sẽ lựa chọn xin nghỉ việc.
- Văn hóa, môi trường công ty không phù hợp
Một trong những lý do nghỉ việc của nhân viên nhiều nhất hiện nay đó là môi trường văn hóa doanh nghiệp không phù hợp. Có điều quan trọng quyết định một môi trường chuyên nghiệp để giữ chân nhân viên:
Thứ nhất: Trang thiết bị đầy đủ, không gian làm việc tiện nghi
Thứ hai: Văn hóa doanh nghiệp (các sự kiện, hoạt động, cơ hội phát triển, mối quan hệ…)
Tuy nhiên, hiện nay không ít doanh nghiệp đang mắc phải sai lầm nghiêm trọng này. Khiến nhân viên bị kìm hãm sự phát triển, từ đó nảy sinh sự chán nản, nhanh chóng muốn rời bỏ công ty.
- Mức lương, quyền lợi không thỏa đáng
Bạn làm việc với một tinh thần trách nhiệm, luôn làm hết khả năng của mình. Nhưng đổi lại, cấp trên lại thờ ơ, coi như đây là điều hiển nhiên và mức lương nhân viên của bạn nhận được lại không xứng đáng những gì mà bạn bỏ ra. Sự bất mãn, chán nản sẽ tích tụ và gia tăng dần theo năm tháng, và nếu như doanh nghiệp không có sự nhìn nhận nghiêm túc trong vấn đề tăng lương hay thay đổi chế độ đãi ngộ. Chắc chắn nhân viên sẽ bỏ bạn mà đi vào một ngày nào đó.
- Thông tin tiêu cực về công ty
Nhân viên rất “nhạy cảm” với những thông tin tiêu cực về công ty mình đang làm việc. Các thông tin liên quan đến công ty như: cắt giảm nhân sự, làm ăn thua lỗ, chậm lương,… đều tạo cảm giác lo lắng, bất an cho người lao động. Vì vậy, trước khi những tin đồn ấy thành thật, nhân viên sẽ có xu hướng tìm việc làm mới và thoát khỏi chỗ làm việc cũ một cách nhanh chóng.
- Áp lực công việc quá lớn
Đã không ít nhà quản lý không có kỹ năng phân bổ nhiệm vụ cho nhân viên hợp lý hoặc giao việc không đúng với chuyên môn. Điều này dẫn đến việc nhân viên bị quá tải trong công việc. Áp lực công việc quá lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và sức khỏe của nhân viên. Về lâu dài, những áp lực này sẽ khiến nhân viên quyết định nghỉ việc và tìm đến một công việc phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của mình hơn.
- Bất đồng với đồng nghiệp
Trường hợp này thường sẽ thấy ở môi trường công sở, và cũng chính là nguyên nhân xin nghỉ việc khá nhiều ở người lao động. Đồng nghiệp là người mà nhân viên sẽ phải tiếp xúc gần như cả ngày tại công ty. Nếu xảy ra mâu thuẫn giữa các đồng nghiệp sẽ khiến năng suất công việc giảm. Và khi đã có định kiến xấu về nhau, rất khó để làm việc chung về lâu về dài.
- Hiệu ứng dây chuyền

Một nhân viên chủ chốt xin nghỉ việc có thể tạo ra hiệu ứng dây chuyền cho những nhân viên còn lại, nhất là những nhân viên mới. Từ đó, những nhân viên ở lại sẽ dấy lên một nỗi lo ngại trong công việc nói riêng và công ty nói chung. Thay vì ngồi đợi tới ngày những bất cập đó xuất hiện, nhân sự còn lại sẽ nhìn vào “tấm gương” nhân viên nghỉ việc mà hành động, nhanh chóng tìm kiếm một công việc mới.
- Thiếu sự công nhận của nhà quản lý
Không ai muốn cống hiến sức mình cho một doanh nghiệp nếu như tất cả những gì làm được đều không được công nhận, thậm chí là bị phủ nhận. Nhiều nhà quản lý còn thường xuyên bắt lỗi nhân viên, chỉ đánh giá kết quả mà không quan tâm đến công sức họ bỏ ra. Như vậy sẽ càng tiếp thêm động lực cho nhân viên của mình nhảy việc, tìm đến một môi trường mới để phát triển tốt hơn.
Cách giải quyết khi nhân viên xin nghỉ việc
- Tìm hiểu lý do nghỉ việc
Khi đã nhận thấy được lý do tại sao nhân nhân viên nghỉ việc; nhà quản lý có thể đưa ra phương án chia sẻ, trao đổi để lắng nghe phản hồi chân thực nhất từ nhân viên về những điều họ chưa hài lòng. Hãy cho nhân viên biết được phản hồi của họ được công ty ghi nhận và có thể được điều chỉnh phù hợp với định hướng của doanh nghiệp.
- Đề nghị mức đãi ngộ cạnh tranh

Bạn có thể giữ chân nhân viên bằng cách đưa ra đề xuất tăng lương cùng với chế độ đãi ngộ hấp dẫn hơn. Nhưng bạn vẫn cần lưu ý, khi nhân viên đã đưa ra lý do xin nghỉ việc thì phương án này của bạn chỉ là giải pháp ngắn hạn.
- Ứng xử một cách chuyên nghiệp
Thể hiện sự tức giận, khó chịu hay tỏ ra có lỗi về việc nghỉ việc của nhân viên là cách ứng xử thiếu chuyên nghiệp của một nhà quản lý. Thay vào đó, bạn hãy tỏ ra thiện chí muốn trao đổi về các dự định tương lai, gửi lời cảm ơn và hy vọng nhân viên sẽ thành công ở vị trí mới trong tương lai. Có như vậy, những nhân viên khác khi nhìn vào cách ứng xử của của bạn đối với nhân viên nghỉ việc cũng sẽ thiện cảm và thán phục hơn. Chính vì vậy mà bạn cần giữ một thái độ bình tĩnh, đúng mực trong mọi trường hợp.
Với nội dung bài viết trên đây, hy vọng bạn đã tìm ra cách giải quyết thấu đáo, tránh trình trạng nghỉ việc diễn ra ồ ạt, và đặc biệt là giữ được chân nhân tài của doanh nghiệp. Đừng quên truy cập vào VietnamWorks, nền tảng giải quyết được bài toán tuyển dụng trong tổ chức của bạn diễn ra toàn diện và đảm bảo hơn.
 
Bên trên