HELP Tư Vấn Thiết Kế Kiến Trúc

www.songnam.net

New member
Tư vấn thiết kế kiến trúc là công tác tư vấn thiết kế quan trọng nhất của công trình xây dựng. Với nhu cầu phát triển dự án bất động sản cũng như nhà xưởng sản xuất hay các công trình văn hóa, bệnh viện, trường học … ngày càng nhiều thì thiết kế kiến trúc chính là lĩnh vực mà các đơn vị tư vấn thiết kế thể hiện năng lực của mình để tiếp cận chủ đầu tư từ giai đoạn đầu của dự án.

Song Nam được phát triển từ bộ phận tư vấn thiết kế: lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán, tư vấn thẩm tra, Xin phép xây dựng. Song Nam đã thực hiện rất nhiều loại công trình từ cao ốc văn phòng, chung cư, trung tâm thương mại, công viên đến khu du lịch, resort, biệt thự, khách sạn, sân golf và các khu phức hợp trong cả vai trò thiết kế trọn gói hay tư vấn địa phương cho các công ty kiến trúc nước ngoài. Song Nam cũng đã xuất khẩu được chất xám khi cùng với Cashmore (Úc) thiết kế sân golf Trùng Khánh (Trung Quốc), hay thiết kế bản vẽ biệt thự, nhà liên kế ở Mỹ.

Tư vấn thiết kế Vinacomin Tower

Tư vấn thiết kế Vinacomin Tower
 

www.songnam.net

New member
Tìm kiếm kiến trúc sư không khó nhưng nhiều gia chủ chưa biết cách đặt vấn đề, trình bày nhu cầu của mình dẫn đến tốn tiền mà công trình không như ý.

Để sở hữu ngôi nhà mang tính thẩm mỹ cao, có công năng khoa học, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của một công ty kiến trúc.

Việc tìm thuê công ty thiết kế kiến trúc sẽ mang lại hiệu suất và kết quả vượt trội cho cả quá trình xây dựng. Tuy nhiên mức độ hiệu quả và tiết kiệm chi phí đạt được đến đâu còn phụ thuộc vào cách lựa chọn đơn vị đồng hành của bạn.

Thuê công ty tư vấn thiết kế hay kiến trúc sư khi làm nhà sẽ mang lại hiệu suất và kết quả vượt trội cho cả quá trình xây dựng.

KAHLO

KAHLO

Cần lưu ý gì khi lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc?

1. Hiểu nhu cầu của bản thân về ngôi nhà trong tương lai

Trong khi làm việc với kiến trúc sư, yếu tố quyết định là bạn phải đề xuất những yêu cầu tối thiểu cho ngôi nhà của mình. Bạn muốn có một ngôi nhà với hình thức kiến trúc, không gian nội thất theo trường phái hay ngôn ngữ nào (hiện đại, tân cổ điển hay cổ điển…). Chỉ khi hiểu rõ bản thân thích gì thì việc tìm kiếm mới có sự chọn lọc nhất định.

Mỗi công ty tư vấn thiết kế hay kiến trúc sư đều có một thế mạnh riêng trong việc thiết kế một trường phái kiến trúc nhất định. Vậy hãy làm việc với 2-3 kiến trúc sư để hiểu mình phù hợp với phong cách làm việc của ai.

Khi chọn được kiến trúc sư phù hợp, cần trao đổi rõ về chi tiết dự án cũng như khả năng tài chính và sở thích cá nhân như muốn ban công rộng ra sao, căn bếp theo phong cách nào… Tất cả cần được trao đổi rõ ràng.

2. Phương pháp làm việc với kiến trúc sư, đơn vị thiết kế

Cách đưa yêu cầu

Cần xác định nhu cầu và công năng sử dụng trước khi lập kế hoạch xây nhà với kiến trúc sư. Trao đổi tỉ mỉ, rành mạch về các nhu cầu cần thiết của bạn cũng như gia đình. Khi kiến trúc sư hiểu được yêu cầu cũng như nét văn hóa sinh hoạt riêng của gia đình bạn, họ sẽ phân tích những ưu nhược điểm của mảnh đất, căn hộ bạn đang sở hữu.

Không nên quá tham lam khi gom quá nhiều tiện ích hoặc nhiều cái đẹp vào trong yêu cầu của mình. Bởi yếu tố thẩm mỹ được dựa trên sự hài hòa và hợp lý của tổng thể. Không phải những gì bạn muốn đều có thể phù hợp và thực hiện một cách trọn vẹn.

Ví dụ khi lựa chọn hình thức kiến trúc mặt đứng cho ngôi nhà, đừng quá tập trung vào hình thức mặt tiền nếu như nhà nằm sâu trong ngõ, các điểm nhìn hướng đến công trình hầu như không có. Thay vào đó, có thể chọn những giải pháp ngôn ngữ kiến trúc đơn giản, ưu tiên toàn bộ cho phần không gian bên trong. Ngược lại, nếu ngôi nhà có vị trí mặt tiền đẹp, các điểm nhìn hướng tới ngôi nhà tốt thì hãy cùng kiến trúc sư thảo luận để ra một ngôn ngữ kiến trúc phù hợp với kiến trúc quy hoạch của cả khu hay một tuyến phố.

Cách đặt câu hỏi

Nên tìm hiểu trước các phong cách kiến trúc, công năng của mỗi không gian, phong thủy hoặc ý tưởng riêng của bạn. Như thế cuộc nói chuyện với kiến trúc sư sẽ trở nên rõ ràng, cụ thể hơn.

Ngoài ra, cần phải hỏi rõ kiến trúc sư những vấn đề sau:

– Thời gian dự kiến hoàn thành hồ sơ thiết kế thi công mất bao lâu (Sau khi đã chốt được phương án ý tưởng).

– Chi phí tính thiết kế và dự toán cho công trình.

– Thế mạnh của kiến trúc sư là phong cách gì.

Cần liệt kê bảng chi tiết mô tả nhu cầu của bạn và các thành viên trong gia đình, cũng như ghi chép các đề mục để trình bày những ý tưởng trang trí của mình đầy đủ và cụ thể nhất.

Nhìn chung, những thông tin này cần thời gian nghiên cứu, chắt lọc và bàn bạc với thành viên khác trong gia đình. Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành xây nhà. Nên có khoảng thời gian từ sáu tháng đến một năm chuẩn bị, lên kế hoạch chi tiết trước khi gặp gỡ kiến trúc sư.

Cách kiến trúc sư làm việc

Tổng hợp những ý kiến, yêu cầu của bạn và với những gì thực tế đang có, kiến trúc sư sẽ lên ý tưởng sơ bộ về mặt bằng (layout) một cách tối ưu. Sau khi hoàn thiện những bước trên thì ngôi nhà trong tương lai đã hoàn thiện 70% việc thiết kế. Phần còn lại là triển khai thiết kế bản vẽ kỹ thuật bao gồm kiến trúc, kết cấu và điện nước để hoàn thiện đầy đủ hồ sơ thiết kế.

Thông thường một công trình từ lúc lên ý tưởng cho đến hoàn thành hồ sơ thiết kế từ 30-40 ngày. Thời gian này giúp bạn chuẩn bị kinh tế, chỗ ở tạm thời… cho khoảng thời gian xây nhà sắp tới.

Lưu ý: Nghiên cứu phong thủy khi xây nhà với nhiều người là việc quan trọng, tuy vậy đừng để việc này phá hỏng ý tưởng của kiến trúc sư. Nên tham khảo phong thủy, kết hợp với kiến trúc sư để có được sự bố trí hài hòa nhất trong nhà.

Liên hệ công ty kiến trúc:

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN SONG NAM

Trụ sở chính: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM
Hotline: 0769 861 168
Điện thoại: + (84.28) 3848 4995 hoặc + (84.28) 35 265 269
 

www.songnam.net

New member
Kiến trúc sư (Architect) là người có vai trò lên ý tưởng, thiết kế quy hoạch, thiết kế mặt bằng, không gian nội thất, cảnh quan,… trên cơ sở đưa ra những giải pháp kiến trúc về công năng, tính thẩm mỹ, biện pháp kỹ thuật cho các công trình. Đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi quá trình xây dựng công trình, đảm bảo công trình được thực hiện theo đúng bản vẽ, kế hoạch đã đặt ra. Để hiểu rõ hơn về vị trí công việc này cũng như các yêu cầu tuyển dụng, hãy cùng SONG NAM tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

Kiến trúc sư phải vận dụng chất xám, sự sáng tạo và đôi tay tài hoa để thiết kế nên những công trình đáp ứng được nhu cầu sử dụng và tính thẩm mỹ. Mục đích của họ là tạo nên một thiết kế tổng thể mang kiến trúc mới lạ, đẹp mắt và an toàn tại một khu vực nhất định nào đó (khu dân cư, khu công nghiệp, cảnh quan đô thị,…).

Công việc của người làm nghề kiến trúc sư là gì?


Theo đó, công việc của kiến trúc sư đảm nhận (tùy vào từng lĩnh vực) như sau:

Thiết kế quy hoạch

– Khảo sát tình hình thực tế để biết rõ hiện trạng xây dựng liên quan đến: hệ thống đường sá, mạng lưới điện, nước, sự phân bố dân cư,…
– Tiến hành chụp ảnh, ghi chép và gặp gỡ dân địa phương, những người liên quan để trao đổi ý kiến cũng như tìm kiếm ý tưởng.
– Vạch ra kế hoạch công việc và bắt đầu thiết kế: vẽ mặt bằng, mặt đứng, phối cảnh,…
– Hoàn thành hồ sơ thiết kế bản vẽ và bảo vệ trước cơ quan chức năng, chủ đầu tư,…
– Công việc thường được thực hiện theo nhóm vì có quy mô rộng rãi và phức tạp.

Tư vấn thiết kế kiến trúc công trình
– Khảo sát thực địa, lên kế hoạch công việc, lên ý tưởng, vẽ hình mẫu, làm việc trực tiếp với các kỹ sư và chuyên gia, hoàn thành hồ sơ thiết kế và bảo vệ với các bên liên quan.
– Sau khi công trình được duyệt và áp dụng thi công, kiến trúc sư cần phải đi giám sát công trình, cụ thể là kiểm tra xem công trình có được thi công theo đúng số liệu của bản thiết kế hay không.

Thiết kế nội thất
– Trò chuyện, tìm hiểu để nắm được tâm lý, sở thích, nhu cầu của chủ nhà và tìm ra hướng thiết kế phù hợp nhất.
– Thiết kế, lựa chọn và sắp xếp, bố trí nội thất bên trong công trình như: bàn, ghế, tủ, đèn, trang trí tường, trần nhà, sàn,… sao cho đảm bảo tính đồng bộ, hài hòa và đẹp mắt.

Thiết kế cảnh quan
– Thiết kế cảnh quan phong cảnh, cảnh quan đô thị hoặc cảnh quan chuyên biệt.
– Thiết kế, chọn lọc và sắp xếp các hình khối chính xác vào trong một chỉnh thể sao cho hài hòa và đồng nhất như: hồ nước, bầu trời, thảm cỏ, cầu vượt,…
– Cần có sự hiểu biết về kiến thức sinh thái để có thể thiết kế phù hợp với môi trường thiên nhiên.
Ngoài ra:
  • Công việc của kiến trúc sư cần phải phối hợp với các bên liên quan để xác thực tính khả thi của bản vẽ, tính đồng nhất so với công trình thực tế, đảm bảo không vi phạm những quy định về quy hoạch, môi trường.
  • Trực tiếp ra hiện trường để tư vấn giám sát chất lượng công trình và tiến độ thi công.
  • Lập bảng báo cáo tiến độ công việc, đánh giá tình hình chung và độ khả thi của dự án để trình lên chủ đầu tư, khách hàng, đề xuất hướng xử lý sự cố (nếu có)
Kỹ năng của kiến trúc sư:

Để trở thành một kiến trúc sư bạn cần có các kỹ năng sau:

1. Khả năng vẽ
Đây là kỹ năng bạn buộc phải có nếu muốn theo nghề kiến trúc sư. Mặc dù năng lực tư duy thẩm mỹ và khả năng nhận thức, tạo dựng cái đẹp quan trọng hơn kỹ năng vẽ. Tuy nhiên, nếu không thể vẽ bạn sẽ khó theo nghề kiến trúc bởi vì vẽ chính là công cụ giúp bạn thể hiện các ý tưởng kiến trúc.
2. Tư duy logic, óc thẩm mỹ
Các kiến trúc sư phải có óc thẩm mỹ tốt, phong phú để có thể sáng tạo nên những công trình kiến trúc mới mẻ, độc đáo. Đồng thời, họ cũng cần đến tư duy logic của một nhà khoa học để tạo ra các tác phẩm kiến trúc với vẻ đẹp hoàn hảo, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng.
3. Kỹ năng thuyết trình
Việc tạo ra các bản vẽ thiết kế chưa đủ mang lại thành công cho kiến trúc sư. Bởi vì họ còn phải thuyết phục được khách hàng, chủ đầu tư chấp nhận thiết kế đó. Lúc này bạn sẽ cần đến kỹ năng thuyết trình để bảo vệ thiết kế và giành chiến thắng.
4. Biết lắng nghe
Đây là kỹ năng rất quan trọng với kiến trúc sư. Chỉ khi lắng nghe hiệu quả họ mới hiểu được nhu cầu của khách hàng và tạo nên những bản vẽ phù hợp với yêu cầu của họ.
Hơn nữa, kiến trúc sư gần như là người đứng mũi chịu sào, là đối tượng nhận gạch đá trước những khen chê của các tác phẩm kiến trúc. Vì vậy, biết lắng nghe đôi khi sẽ giúp bạn nhận được nhiều điều thú vị hơn bạn có thể nghĩ đến.
5. Chịu được áp lực
Công việc của kiến trúc sư khá áp lực. Nhiều lúc họ phải thức đêm để hoàn thành bản vẽ. Cũng có khi những thiết kế tưởng như rất hoàn hảo của họ lại nhận về những chỉ trích, chê bai. Vì vậy, để theo nghề này bạn cần có bản lĩnh lớn, sẵn sàng đối mặt với những thách thức và chịu được áp lực cao.
6. Kỹ năng toán học
Trong công việc kiến trúc sư thường phải tính toán, đo lường các hạng mục công trình, các chi tiết kiến trúc. Vì vậy bạn bắt buộc phải có kỹ năng toán học tốt nếu muốn theo nghề này.
 

www.songnam.net

New member
Trước khi xây nhà xưởng cần đặc biệt lưu ý đến móng và nền. Tùy vào tính chất của đất mà ta có thể thực hiện các biện pháp gia cố sao cho phù hợp.

Đối với thi công công trình nhà xưởng, các bước trong quy trình thực hiện sẽ khác so với xây dựng thông thường ở nhà dân.

Kinh nghiệm khi thi công xây dựng nhà xưởng.


Nhìn chung, việc xây dựng và thi công nhà xưởng là dự án có quy mô không hề nhỏ, đòi hỏi bạn phải tìm được nhà thầu đủ chuyên nghiệp uy tín và chắc chắn phải có năng lực thực thi tốt để đảm bảo chất lượng của công trình.
Nếu bạn đang có ý định xây dựng thi công nhà xưởng, bạn cần phải nắm rõ các bước thực hiện để có thể kiểm soát theo dõi được tiến độ một cách tốt nhất:

Bước 1: Thiết kế nhà xưởng, đã bao gồm bản vẽ kỹ thuật và phối cảnh nhà xưởng
Thiết kế cơ sở
Bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm 2 phần nhỏ là : thuyết minh & bản vẽ.
Phần thuyết minh thiết kế bao gồm những nội dung sau :
– Mô tả địa điểm xây dựng công trình, hạ tầng kỹ thuật, lên phương án thiết kế.
– Phương án áp dụng công nghệ (tùy thuộc vào công trình xây dựng có yêu cầu hay không).
– Phương án kiến trúc.
– Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật,…
– Phương án phòng chống cháy nổ theo đúng quy định của nhà nước.
– Phương án bảo vệ môi trường trong quá trình thi công công trình.
Phần bản vẽ bao gồm :
– Bản vẽ tổng quan công trình mặt đứng, mặt ngang, mặt cắt,…
– Bản vẽ dây chuyền công nghệ, sơ đồ công nghệ (tùy thuộc vào công trình xây dựng có yêu cầu hay không).
– Bản vẽ phương án kiến trúc.
– Bản vẽ phương án kết cấu chính.
Thiết kế bản vẽ thi công
Thiết kế bản vẽ thi công nhà xưởng là thể hiện đầy đủ thông số kỹ thuật, nguyên vật liệu sử dụng và chi tiết cấu kiện phù hợp theo quy chuẩn, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công công trình.

Bước 2. Thi công nền móng
Bước 3. Lắp dựng khung thép và các phụ kiện theo đúng bản vẽ thiết kế
Bước 4. Thi công và xây dựng bỏ bao che
Bước 5. Thi công hạ tầng đảm bảo kiến trúc
Bước 6. Thi công hệ thống kỹ thuật đảm bảo vận hành dễ dàng và an toàn
Bước 7. Thi công xây dựng hoàn thiện nhà xưởng đưa vào sử dụng
Bước 8. Vệ sinh và nghiệm thu nhà xưởng

Với đội ngũ giỏi chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ chuyên ngành và có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế nhà xưởng, xin phép xây dựng và tư vấn giám sát, quản lý dự án các nhà xưởng công nghiệp lớn cho các tập đoàn nước ngoài, Song Nam là một địa chỉ tin cậy của các chủ đầu tư trong và ngoài nước trong việc khảo sát, thiết kế, xin phép, giám sát, quản lý các dự án nhà xưởng công nghiệp, nhà thép tiền chế tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư nhất
 

www.songnam.net

New member
Trong những năm gần đây, đất nước đang tập trung đẩy mạnh hội nhập và phát triển công nghiệp. Cùng với đó là rất nhiều chính sách thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào sản xuất tại Việt Nam. Chính vì vậy mà cơ chế đặc thù cho Khu chế xuất được đẩy mạnh và các doanh nghiệp chế xuất cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
thi công xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất là một trong những dịch vụ nổi bật được khách hàng quan tâm nhiều trong thời gian gần đây.
Những lưu ý khi thi công xây dựng khu chế xuất

Tính chất của doanh nghiệp chế xuất
Doanh nghiệp chế xuất là các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hoá để xuất khẩu ra nước ngoài. Các doanh nghiệp này phải nằm trong khu chế xuất và có những đặc điểm sau:
– Doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế xuất – nhập khẩu cho hàng hoá từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài và từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất.
– Doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hệ thống tường rào. Có cổng và cửa ra vào để đảm bảo cho việc kiểm soát của các cơ quan hải quan và nhà nước.
– Doanh nghiệp chế xuất được phép mua hàng hóa từ thị trường nội địa. Với mục đích sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, trừ hàng hóa bị cấm xuất khẩu.
– Các hàng hóa mà doanh nghiệp chế xuất được phép bán vào thị trường nội địa bao gồm:
+ Sản phẩm do doanh nghiệp chế xuất sản xuất và không thuộc diện cấm nhập khẩu.
+ Sản phẩm do doanh nghiệp chế xuất sản xuất mà thị trường nội địa có nhu cầu;
+ Phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất không thuộc diện cấm nhập khẩu hoặc thuộc diện được phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại và pháp luật có liên quan.
Vì những đặc điểm đặc thù trên mà việc thi công xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất cũng cần lưu ý nhiều phương diện. Theo đúng quy chuẩn xây dựng trong khu công nghiệp.
Khi xây dựng, chủ đầu tư và nhà thầu cần lưu ý về vị trí của nhà xưởng, các loại giấy tờ cần thiết, bố trí các khu vực trong nhà xưởng và quy mô nhà xưởng.
Vị trí của nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất
Vị trí xây dựng cần đảm bảo sự thuận tiện cho việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Như vậy, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm tối đa thời gian vận chuyển các chiều, giảm bớt chi phí cho vận tải và xây dựng kho bãi. Doanh nghiệp cũng nên bố trí các khu vực lấy hàng, xuất hàng ở gần cảng, mặt đường… để thuận tiện cho việc thu mua nguyên liệu và vận chuyển sản phẩm.
Ngoài ra, việc xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất cũng cần lưu ý về hạ tầng khu công nghiệp nhà xưởng và với bên ngoài. Nhà xưởng phải được xây ở các nơi đã có cơ sở hạ tầng đầy đủ điện, nước, xung quanh có hạ tầng giao thông công cộng… Trong khu vực xây dựng nhà xưởng không được có cư dân sinh sống để đảm bảo cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn và đảm bảo an toàn cho người dân.
Các loại giấy tờ để xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất
Khi xây dựng bất cứ nhà xưởng nào, các chủ đầu tư và nhà thầu cũng cần chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ các loại giấy tờ và thủ tục xây dựng nhà xưởng trong khu công nghiệp theo quy định của Pháp luật. Đặc biệt với doanh nghiệp chế xuất, yêu cầu và các loại giấy tờ sẽ phức tạp hơn. Doanh nghiệp cần chuẩn bị:
Các giấy tờ thể hiện chủ đầu tư, doanh nghiệp được phép sử dụng đất, sử dụng nhà xưởng hợp pháp;
Các văn bản thẩm định, bản thiết kế và các giấy tờ về các hạng mục trong nhà xưởng như kho, khu vực sản xuất, khu vực xử lý rác thải, hạ tầng giao thông nội bộ …
Các khu vực trong nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất
Khi xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất, nhà đầu tư và nhà thầu cần lưu ý khi bố trí các khu vực tương ứng với nhu cầu của doanh nghiệp chế xuất. Ví dụ như:
Kho hàng nên gần với nơi sản xuất và khu vực xử lý vật liệu
Khu vực xử lý phế thải ở xa hơn và không được ảnh hưởng đến khu vực sản xuất
Khu vực nghỉ ngơi của công nhân nên tách biệt nhưng không quá xa khu vực sản xuất để giảm thời gian di chuyển cho công nhân
Việc xây dựng phải đảm bảo mật độ xây dựng cũng như tuân thủ các quy tắc, quy chuẩn xây dựng nhà xưởng công nghiệp của Nhà nước.
Khi thiết kế và bố trí các khu vực trong nhà xưởng, chủ đầu tư và nhà thầu phải đảm bảo thuận tiện để việc sản xuất tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao nhất. Tránh gây ra bất tiện trong công tác sản xuất, quản lý, hay thậm chí là gây nguy hiểm cho các cán bộ công nhân viên khi làm việc.
Quy mô của nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất
Điều cuối cùng cần lưu ý khi thi xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất là quy mô nhà xưởng. Trước khi thiết kế nhà xưởng, nhà thầu và chủ đầu tư cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất của nhà xưởng; vị trí so với khu vực xuất nhập khẩu hàng hóa, năng suất yêu cầu, các khu vực phụ trợ (nhà để xe, canteen)…
Từ đó, bố trí chính xác số lượng máy móc, diện tích từng khu vực, cách bố trí, mật độ của các thiết bị trong nhà xưởng. Tuyển và sử dụng số lao động hợp lý đảm bảo năng suất tốt nhất. Chủ đầu tư và nhà thầu cần đảm bảo tối ưu hoá về mặt bằng để đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất. Tránh xây dựng thêm ở khu vực khác, tốn thêm chi phí mặt bằng và chi phí vận hành.
Báo cáo thông tin thực hiện xây dựng với Ban Quản lý KCN trực thuộc
Về việc xây dựng nhà xưởng, trước khi tiến hành thi công xây dựng và sau khi kết thúc việc xây dựng nhà xưởng, công ty tự thực hiện và báo cáo Ban Quản lý KCN về việc xây dựng và hoàn thành công trình xây nhà xưởng theo Giấy phép đầu tư được cấp.
Các Quy định, điều luật nên tham khảo về việc mua bán vật liệu cho nhà xưởng
Trong quá trình thi công xây dựng nhà xưởng có thể sẽ phát sinh việc mua bán vật liệu xây dựng trong và ngoài nước để phục vụ thì bạn có thể tham khảo các quy định về thủ tục hải quan và tính thuế GTGT hàng hóa
 
Bên trên