TQ Trồng răng Implant có tốt giống như quảng cáo không?

Trồng răng implant là gì? Ngoài ra chúng ta còn hay được nghe thêm các thuật ngữ như là cấy ghép Implant, hay là cấy implant trên thị trường, vậy đây là phương pháp gì?

Trên thực tế thì phương pháp cấy ghép Implant là phương pháp ứng dụng trụ Implant vào cấy ghép xương hàm để có thể dễ dàng thay thế cho phần răng đã bị mất. Phần trụ Implant sau khi đã được đặt vào phần xương sẽ tự động bám quanh phần thân trụ, điều này giúp nó có thể dính chặt vào xương hàm. Sau đó thì phần mão răng sứ sẽ được kết nối với phần trụ thông qua một khớp nối Abutment, trụ này khiến răng giả trông như là răng thật và cảm giác cũng chắn chắn hơn.

Những chiếc răng Imlant đầu tiên khi được chế tác từ những thỏi Titanium nguyên chất vì thế quá trình tích hợp xương sẽ diễn ra tương đối chậm hơn cũng như ít bền vững hơn. Cũng chính vì như thế mà công nghệ trồng răng Implant ngày càng được cải thiện và có bề mặt mang cấu trúc giống với phần xương người hơn. Vì thế, khi tiến hành cấy ghép lên phần cung hàm, điều này giúp quá trình tích hợp xương sẽ diễn ra nhanh hơn và bền vững hơn.

Đặc biệt chính là phần công nghệ cấy răng Implant mới nhất hiện nay đang có xu hướng ít xâm lấn hơn, nên điều này giảm thiểu được tối đa tình trạng sưng, cũng như đau nhức răng và chảy máu, đồng thời tỷ lệ thành công cũng cao hơn hẳn.

Các bộ phận chính cấu tạo nên răng Impalnt

Cấu tạo răng Implant gồm 3 phần chính như sau:

Trụ răng Implant: phần trụ răng được làm bằng chất liệu chống mòn mang tên Titanium, chống gì và được thiết kế tỉ mỉ giống như một chiếc chân răng thật. Phần trụ này có hình trụ hoặc sẽ thon dần giống như là ốc vít. Chiều dài của trụ khoảng 10-16 mm. Đối với các trường hợp cấy ghép mini Implant, phần trụ răng chỉ bằng 1 nửa phần trụ Inplant thường, mang kích cỡ khoảng từ 2-3 mm, và chiều dài từ 13-16mm.

Abutment: Đây là bộ phận chốt thường được làm bằng kim loại hình trụ và có hai đầu được thiết kế để gắn kết trụ Implant và miệng của Implant. Abutment này đóng vai trò như là một cùi răng, vì vậy nên có tác dụng nâng đỡ mão răng hay cầu răng.

Thân răng sứ: Đây chính là một chụp răng hoặc mão răng được thiết kế có lõi rỗng để úp vừa khít vào trụ Implant. Bộ phận này sẽ được thiết kế đặc biệt với hình dạng, màu sắc, kích thước và chức năng giống chiếc răng đã mất. Thân răng thường và được làm bằng các chất liệu như: Sứ Zirconia, sứ Cercon, sứ Titan,…

Những đối tượng nên sử dụng răng Implant

Cấy răng Implant là một trong những phương pháp phù hợp với rất nhiều trường hợp khác nhau từ mất 1 răng, nhiều răng đến mất cả hàm. Trường hợp mất răng lâu năm, vùng xương hàm dần dần xuất hiện hiện tượng tiêu xương, tụt lợi nhưng nhìn chung vẫn có thể lựa chọn phương pháp này sau khi đã ghép xương nhân tạo.

Tuy nhiên, một số đối tượng dưới đây sẽ cần tránh hoặc cân nhắc trước khi áp dụng phương pháp cấy răng Implant:

Chống chỉ định tuyệt đối với đối tượng là phụ nữ đang trong thời gian mang thai, người bị đái tháo đường mất kiểm soát hoặc là có triệu chứng có viêm nhiễm đang tiến triển tại vùng dự định đặt Implant.

Cần cân nhắc trước khi thực hiện trồng răng cho các đối tượng mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp,…; nghiện rượu hoặc thuốc lá nặng; đã xạ trị vùng xương hàm,…

Để biết bản thân có phù thực sự hợp trồng răng Implant hay không, người bệnh tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Nha khoa Flora tại trang web https://nhakhoaflora.com/trong-rang-implant-gia-bao-nhieu
 
Bên trên