Hà Nội Vì sao học sinh Việt Nam kém kỹ năng giao tiếp trong tiếng Anh?

anhnguathena

New member
Một thực tế đáng buồn ở Việt Nam đó là không ít học tiếng Anh 5 – 7 năm, thậm chí 10 năm liền nhưng vẫn không thể nói ra một câu “nên hồn”. Đây hẳn là một vấn đề rất đáng quan ngại. Vậy nguyên do là bởi đâu? Và vì sao học sinh Việt Nam ngại nói tiếng Anh đến vậy?



Sợ nói sai

Tâm lý sợ sai nên không dám làm rất phổ biến. Điều này không chỉ xuất hiện ở những em yếu kém môn ngoại ngữ. Mà ngay cả những em vốn có thành tích học tập môn này rất tốt. Nhưng khi trải nghiệm trong thực tế khi giao tiếp, sử dụng tiếng Anh. Nhiều em lại cảm thấy rất sợ phải nói ở chỗ đông người. Nguyên nhân là bởi sợ nói sai, sợ bị cười chê.

Thực tế thì tâm lý “giấu dốt” không hiếm gặp. Nhất là trong các môi trường trọng hình thức như Việt Nam. Ai cũng muốn con em mình hoàn hảo. Điều đó vô tình tạo áp lực không nhỏ lên các em, khiến các em e ngại, tự tin, chỉ muốn thể hiện mặt mạnh của mình. Và cũng bởi thế nên vốn tiếng Anh không khá lên được.

Để khắc phục tình trạng này, chúng ta chỉ có cách mạnh dạn. Sai sẽ sửa, sửa rồi sẽ đúng. Như vậy dần sẽ thành thói quen giúp các em tự tin hơn trong việc vận dụng tiếng Anh. Và tất nhiên, muốn làm được điều đó sẽ cần sự phối hợp của thầy cô, gia đình và quyết tâm trong bản thân các em. Đi cùng đó là một phương pháp đào tạo chuẩn, hiệu quả để các em vững vàng kiến thức, tự tin áp dụng.

Học tiếng Anh ở Việt Nam quá thụ động

Phương pháp dạy tiếng Anh ở Việt Nam ngày nay mặc dù có nhiều cải biến. Song nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến các phương pháp truyền thống dễ khiến học sinh thụ động hơn khi tiếp thu bài giảng. Trong lớp học diễn ra dường như chủ yếu ở 1 chiều: cô giảng trò nghe chứ không có sự tương tác mạnh mẽ. Thiếu môi trường giao tiếp, học sinh không được rèn luyện. Như vậy thì hiệu quả học tập không cao không phải là điều khó hiểu.

Nguyên nhân thứ hai là do thời gian eo hẹp trong thời lượng giảng dạy. Mặc dù có chuẩn bị đầy đủ băng đĩa, slide, tranh ảnh. Song do thời gian không nhiều, tất cả dường như chỉ tiếp thu dưới hình thức “cưỡi ngựa xem hoa”. Hoàn toàn không có sự sâu sắc. Không có môi trường giao tiếp, chỉ học lý thuyết suông khiến cho học sinh thấy nhàm chán, học không hiệu quả. Từ đó dần dần gây tâm lý ngại học, ngại dùng tiếng Anh.

Nguyên nhân thứ ba là hạn chế về hạ tầng cơ sở. Đặc biệt là các trường học ở nông thôn. Các học sinh không được chú trọng phát triển đủ 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Thay vào đó chủ yếu là tập trung và học ngữ pháp, thi ngữ pháp. Bởi vậy nên học sinh không thể phát triển khả năng phản xạ khi sử dụng tiếng anh cũng là điều dễ hiểu.

Từ những vấn đề đã được chỉ rõ ra ở trên, hẳn là chúng ta cũng cần biết phải cải thiện khắc phục ở đâu rồi đúng không? Tuy nhiên, để có thể thay đổi không thể một sớm một chiều. Mà cần có sự kết hợp để thay đổi đồng bộ theo chiều hướng tích cực từ từ. Có như vậy mới giúp việc học và giảng dạy tiếng anh hiệu quả và mang nhiều ý nghĩa thực tiễn hơn. Và chỉ khi như vậy, học sinh Việt Nam mới không “ngại” nói tiếng anh nữa.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số tài liệu: bài tập thì hiện tại đơn, cấu trúc câu điều kiện

Thông tin liên hệ: TRUNG TÂM ANH NGỮ ATHENA
Văn phòng: Tầng F3, Số 187, Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0983 66 22 16 - 0983 66 22 18
Email: athenacenter.vn@gmail.com
 
Bên trên